Post

Giới thiệu về networking và chứng chỉ CCNA

Tại sao mình lại viết series này ?

Xin chào mọi người, mình là Huy, hiện đang là sinh viên năm hai của Học viện Kỹ thuật Mật mã, mình đã dành rất nhiều thời gian để suy nghĩ hướng đi nghề nghiệp tương lai của mình, vì hiện tại mọi người cũng đều biết ngành Software hay AI, v.v đang rất phát triển. Đặc biệt web có sức hút cũng như mức độ cạnh tranh vô cùng khủng khiếp, 1 mét vuông 100 ông dev web… Nghĩ nó chán :>

Mình băn khoăn lắm, thế rồi có ông anh Bách Khoa (ông làm cho FPT Smart Cloud) bảo mình học Network, học Cloud các thứ đi. Thế là mình đi tìm hiểu ngành mạng, mình vọc vạch những kiến thức network cơ bản, thấy cũng khá thú vị, thể là mình quyết định học CCNA, một chứng chỉ dành cho những bước chân đầu tiên trong mảng Nét-guộc. Vậy là mình quyết định viết series này, nhằm chia sẻ những gì mình học được về CCNA, kiến thức học được chủ yếu là Youtube, đặc biệt là kênh Jeremy’s IT Lab có một playlist đầy đủ về CCNA. Ngoài ra mình cũng đọc những tài liệu Tiếng Anh, mình chia sẻ giúp những bạn có kiến thức Tiếng Anh chưa tốt cũng có thể tìm hiểu về mạng qua những bài viết của mình.

Vì đây chỉ là những ghi chép, nghiên cứu, tự tìm hiểu của mình nên sẽ không chuyên nghiệp, không tránh khỏi sai sót, mong mọi người thông cảm, góp ý để mình có thể cải thiện những bài viết sau này.

Khái quát về Networking

Mạng máy tính là gì ?

Có lẽ đây là một khái niệm chán ngắt mà tất cả chúng ta cũng đều biết cả rồi. Đó là tập hợp các máy tính (tối thiểu 2 máy tính) kết nối với nhau thông qua sóng Radio, cáp, hoặc sóng vô tuyến nhằm chia sẻ tài nguyên và dữ liệu với nhau giữa các thiết bị mạng. Trong đó, giao thức mạng chính là phương tiện truyền thông.

Một vài giao thức mạng mà bạn có thể đã nghe qua (hoặc chưa)

  • TCP/IP: Là giao thức nền tảng của Internet.
    • TCP (Transmission Control Protocol): Đảm bảo dữ liệu được truyền đi một cách chính xác và đầy đủ.
    • IP (Internet Protocol): Định tuyến dữ liệu giữa các mạng.
  • HTTP: Giao thức để truy cập các trang web trên Internet.
  • FTP: Giao thức truyền tệp tin.

Ngoài ra còn có: SMTP, DNS, DHCP,… rất nhiều giao thức được sử dụng, đó là cách mà máy tính nói chuyện được với nhau.

Chứng chỉ CCNA

Chứng chỉ CCNA là gì ?

CCNA là viết tắt của Cisco Certified Network Associate, một chứng chỉ quốc tế về lĩnh vực công nghệ mạng, bao uy tín cả trong nước lẫn quốc tế, nó giống như tấm vé để bước chân vào ngành mạng vậy.

Kiến thức trong CCNA

Trong CCNA, chúng ta sẽ học các kiến thức mạng từ cơ bản đến nâng cao, ví dụ

  • Network Fundamental (OSI, Cabling, Network Basics. Subnet, TCP/IP, v.v.)
  • Switching (Etherchannel, Ethernet LAN, Switch, VLAN, Trunking, v.v.)
  • Routing (OSPF, EIGRP, Router, Static Routing, v.v.)
  • Ip services (TRACEROUTE, ICMP, CDP, ACL, DHCP, ARP, v.v.)
  • IPv6
  • WAN (Frame – relay, VPN, PPoE, Leased line (HDLC, PPP), v.v)

Mình chỉ liệt kê ra một số nội dung cơ bản, vì có những nội dung mình chả biết cái vẹo gì, nhưng mình sẽ tiếp tục học, nghiên cứu, mình quyết tâm trở thành một Network Engineer hay Cloud Engineer gì đó,…

Cơ hội nghề nghiệp

Đây chính là lý do mình muốn học về mạng, vì nó cho mình nhiều cơ hội nghề nghiệp ví dụ Network Engineer, Đép-ọp (DevOps), Cờ lao (Cloud) hoặc bạn cũng có thể đi lắp wifi, kéo cáp dạo cũng được :> … Ước mơ của mình là được làm trong các tập đoàn lớn như Viettel, FPT, VNPT


Hy vọng mọi người sẽ tiếp tục ủng hộ các bài viết tiếp theo của mình. Các bạn có thể liên hệ mình qua:

  • Gmail: huyqktk@gmail.com
  • Linkedin: https://www.linkedin.com/in/huy-nguyen-38910020b/
  • Github: https://github.com/huyvnnb

Cảm ơn mọi người rất nhiều !

This post is licensed under CC BY 4.0 by the author.